Sản xuất tre ép khối là một công nghệ tiên tiến khai thác các đặc tính kỹ thuật ưu việt của cây tre và biến vật liệu tre tự nhiên trở nên bền đẹp hơn. Quy trình sản xuất tre ép khối bao gồm các công đoạn kỹ thuật để tạo ra một loại vật liệu có độ cứng tốt hơn, độ ổn định cao hơn và bền hơn so với hầu hết các loại gỗ cứng thương mại có trên thị trường và tre ép khối là vật liệu tự nhiên có thể thay thế cho nhiều loại vật liệu không tái tạo khác.
Về nguyên lý, tre ép khối được tạo ra từ việc sử dụng sợi tre, được gắn kết bằng keo chuyên dụng và ép dưới áp lực cao tạo thành tấm ván làm vật liệu cơ bản cho nhiều sản phẩm và ứng dụng khác.
Dưới đây Bamboo’Ali giới thiệu một số công đoạn kỹ thuật căn bản trong quy trình sản xuất tre ép khối cũng như các yếu tố căn bản cấu thành nên sản phẩm tre ép khối chất lượng cao:
Mục lục
- 1. Thu hoạch và lựa chọn nguyên liệu tre đúng chất lượng
- 2. Bổ nan và bào thô
- 3. Đập dập nan tre thành sợi
- 4. Xử lý biến tính và tạo màu sắc tự nhiên bằng nhiệt
- 5. Keo gắn trong sản phẩm tre
- 6. Công nghệ ép trong sản xuất tre ép khối
- 7. Độ ẩm xác định tính ổn định của sản phẩm tre
- 8. Chế biến sản phẩm cuối cùng
- CÁC ỨNG DỤNG CỦA TRE ÉP KHỐI
1. Thu hoạch và lựa chọn nguyên liệu tre đúng chất lượng
Tương tự như sản xuất tre ép nan, nguyên liệu tre tự nhiên đầu vào có ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng sản phẩm tre ép khối.
Cây tre non chưa đủ trưởng thành thì sợi tre không đủ chắc bền. Trái lại, cây tre quá già thì sợi tre sẽ cứng và dẫn đến sản phẩm cuối cùng giòn và giảm tính đàn hồi cần thiết hay việc xử lý biến tính nhiệt khó tạo ra được sản phẩm hoàn thiện có màu sắc tươi sáng như mong muốn. Cây tre có độ tuổi lý tưởng để thu hoạch cho chất lượng cao phải đạt được 4 – 5 năm tuổi.
Đối với ván sàn tre Bamboo’Ali, nguyên liệu tre tự nhiên là đầu vào cho sản xuất được kiểm soát chặt chẽ thông qua một quy trình theo dõi, kiểm tra nghiêm ngặt và được lựa chọn kỹ càng bởi đội ngũ lao động nhiều năm kinh nghiệm, trước khi bắt đầu sản xuất.
2. Bổ nan và bào thô
Cây tre tươi thu hoạch về được lựa chọn và phân loại theo đường kính thân ống tre để công việc bổ nan thuận lợi và tối ưu việc sử dụng nguyên liệu cho các sản phẩm khác nhau. Tiếp theo cây tre được cắt thành từng khúc có chiều dài theo quy cách sản xuất, và được bổ thành từng nan theo chiều dọc thân ống tre.
Nan tre được bào thô để loại bỏ lớp vỏ xanh bên ngoài và lớp ruột mềm bên trong cũng như làm bằng các mấu tre. Sản phẩm của công đoạn này là giữ lại thanh nan tre có chất lượng tốt nhất, chất lượng của nan có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng sản phẩm cuối cùng.
Toàn bộ mùn cưa và rác từ việc chế biến tre được sử dụng làm nhiên liệu đốt cung cấp nhiệt năng cho quá trình luộc và hấp carbon, do vậy gần như sản xuất sản phẩm tre không tạo rác thải ra môi trường.
3. Đập dập nan tre thành sợi
Sau khi lựa nan tre được bào thô loại bỏ lớp vỏ xanh cứng bên ngoài và lớp ruột mềm bên trong, chúng được đập dập thành sợi mảnh và dài (không phải nghiền thành bột như công nghệ chế biến MDF) và tiếp tục được chế biến để thành một loại vật liệu vẫn giữ được cấu trúc sợi tre nguyên bản mà có thể gọi chúng là những bó sợi.
Quá trình đập dập nan tre và yếu tố kỹ thuật của công việc này ảnh hưởng tới chất lượng của việc thẩm thấu keo, khả năng liên kết keo trong các bước sản xuất tiếp theo cũng như chất lượng kết dính trong sản phẩm cuối cùng.
Việc đập dập nan tre thành sợi đạt chất lượng đòi hỏi độ chính xác về mặt kỹ thuật và kinh nghiệm theo tác. Tiếp theo sợi tre còn phải được kiểm tra, sàng lọc bởi đội ngũ công nhân lành nghề trước khi chuyển sợi tre sang công đoạn chế biến tiếp theo, vì quá trình đập dập nan tre thành sợi không phải lúc nào sợi tre tạo ra cũng đồng đều nhau.
4. Xử lý biến tính và tạo màu sắc tự nhiên bằng nhiệt
Màu tre tự nhiên: Màu tre tự nhiên là màu của vật liệu tre nguyên bản không qua xử lý nhiệt
Màu than hóa (carbonized): khi sợi tre được than hóa (hấp carbon) ở nhiệt độ 200oC, chúng trở thành màu vàng nâu nhạt – màu đặc trưng của tre.
Màu da báo (tiger): là màu kết hợp đan xen giữa hai loại tre tự nhiên và tre than hóa.
Trong quá trình xử lý biến tính nhiệt – hấp carbon – thành phần đường ligin có trong cây tre bị đốt cháy hoặc biến đổi khiến cho sản phẩm cuối cùng trở nên ổn định, chắc bền hơn và có khả năng ngăn cản côn trùng xâm hại. Quá trình này có thể được thực hiện ở các mức nhiệt độ khác nhau trong thời gian ngắn hoặc dài là do bí quyết công nghệ riêng của từng nhà sản xuất.
Sản phẩm tre ép khối của Bamboo’Ali được xử lý biến tính theo một đường cong nhiệt thích hợp dựa trên bí quyết công nghệ sản xuất nhiều năm và sự kiểm soát nghiêm ngặt trong quá trình thực hiện thao tác kỹ thuật, đảm bảo độ bền, tính ổn định tối ưu của sản phẩm tre cuối cùng.
5. Keo gắn trong sản phẩm tre
6. Công nghệ ép trong sản xuất tre ép khối
Tùy thuộc vào loại sản phẩm, kích thước, màu sắc và mục đích sử dụng sản phẩm cuối cùng, tre ép khối có thể được ép với các công nghệ khác nhau – ép nóng hay ép nguội. Với mỗi công nghệ ép khác nhau đòi hỏi loại keo khác nhau, nhiệt độ và thời gian kích hoạt keo cũng khác nhau, và do vậy để tạo ra sản phẩm tre ép khối chất lượng tốt là một bí quyết công nghệ riêng của từng nhà sản xuất.
Ngoài ra, việc sắp xếp sợi tre vào máy ép có ảnh hưởng tới chất lượng – độ liên kết, tính ổn định, cấu trúc hoa văn – của sản phẩm cuối cùng.
Do vậy, công đoạn ép sợi tre thành khối đặc hay tấm ván mặc dù được tự động hóa nhưng vẫn cần được điều khiển và kiểm soát bởi đội ngũ cán bộ có chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm. Đặc biệt, sản phẩm đầu ra của công đoạn này phải thường xuyên được lấy mẫu để xét nghiệm, đo lường và đánh giá về tính ổn định chất lượng.
7. Độ ẩm xác định tính ổn định của sản phẩm tre
Tre, cũng giống như bất kỳ vật liệu lâm sản khác, bị ảnh hưởng bởi độ ẩm: Nó giãn nở khi độ ẩm của nó tăng lên và co lại khi độ ẩm giảm. Điều quan trọng để tạo ra sản phẩm có tính ổn định cao là độ ẩm được hạ thấp và kiểm soát trong phòng sấy trong từng khâu sản xuất. Độ ẩm của sản phẩm cuối cùng quyết định đáng kể tính ổn định của sản phẩm sàn tre sau khi lắp đặt. Một sự khác biệt về độ ẩm có thể tạo ra vấn đề lớn. Ví dụ: Khi lắp đặt sản phẩm có độ ẩm quá cao ở khu vực khô, sản phẩm tre sẽ co lại vì độ ẩm giảm trong điều kiện môi trường mới, và ngược lại sản phẩm quá khô được lắp đặt ở khu vực có độ ẩm cao sẽ bị giãn nở đáng kể. Để đảm bảo chất lượng cao của các sản phẩm tre cuối cùng, cần theo dõi và kiểm soát tốt độ ẩm của nguyên liệu và thành phẩm ở từng công đoạn và cho tất cả các lô sản xuất.
8. Chế biến sản phẩm cuối cùng
Sản phẩm cuối cùng đi vào sử dụng thường là ván sàn tre, tấm ốp tường, tấm ốp trần sử dụng cho nội thất hay ngoài trời, đồ nội thất, đồ trang trí hay các ứng dụng khác. Với mỗi ứng dụng cụ thể mà nhà sản xuất sử dụng tre ép khối theo công nghệ ép nguội hay tre ép khối theo công nghệ ép nóng. Thông thường, những sản phẩm sử dụng cho nội thất thì được làm từ tre ép khối theo công nghệ ép nguội và các ứng dụng ngoài trời thì sử dụng tre ép khối theo công nghệ ép nóng – ép gia nhiệt kích hoạt keo trực tiếp.