Bamboo’Ali tiên phong tại Việt Nam chuyên cung cấp ván sàn tre, ốp trần, ốp tường và nội thất tre ép với thương hiệu đã được khẳng định trên thị trường từ năm 2007.
So sánh ưu nhược điểm giữa sàn tre và sàn gỗ phổ biến trên thị trường hiện nay
Sàn tre, sàn gỗ đều có những đặc tính, ưu điểm nổi bật riêng và đều đem lại sự sang trọng, tinh tế khác nhau. Vậy đâu là loại sàn thích hợp nhất với ngôi nhà của bạn? Sau đây là một số ưu nhược điểm của từng loại ván sàn để bạn lựa chọn:
Mục lục
BẢNG SO SÁNH CÁC LOẠI SÀN GỖ TRÊN THỊ TRƯỜNG
Tiêu chí | Sàn công nghiệp | Sàn gỗ kĩ thuật | Sàn gỗ tự nhiên | Sàn tre |
Cấu tạo | Bột gỗ + Keo | Mặt gỗ tự nhiên + cốt gỗ plywood | Gỗ tự nhiên | 100% tre + Keo |
Kích thước ván | Đa dạng | Đa dạng (*) | Hạn chế | Đa dạng |
Độ cứng | Thấp | Trung bình | Cao | Cao |
Chống mài mòn | Cao | Trung bình | Trung bình | Trung bình |
Màu sắc | Đa dạng | Đa dạng | Hạn chế | Đa dạng |
Đều màu | Cao | Trung bình (*) | Thấp | Cao |
Chịu nước | Kém | Khá (*) | Khá | Tốt |
Giãn nở | >0,5% | >0,5% | >0,5% | 0,3-0,5% |
Co ngót | Trung bình | Thấp | Lớn | Thấp |
Chống mọt | Có | Chưa rõ | Chưa rõ | Có |
Chống mối | Một số | Không | Chưa rõ | Không |
An toàn sử dụng | Chưa rõ | An toàn (*) | An toàn | An toàn |
Tuổi thọ | Ngắn | Trung bình (*) | >30 năm | >30 năm |
Bảo hành | Tùy NCC | Tùy NCC | Tùy NCC | 10 năm |
Giá (1000đ/ m2) |
200-800 | 600- 1200 | 900- >2000 | 710- 1500 |
Ứng dụng | Đa dạng | Hạn chế | Hạn chế | Đa dạng |
Mức ngân sách | Thấp | Cao | Cao | Trung bình |
Tính sinh thái | Trung bình | Trung bình | Thấp | Cao |
Tính độc đáo | Rất thấp | Trung bình | Trung bình | Cao |
Bảo trì | Khó khăn | Khó khăn | Khó khăn | Đơn giản |
(*) Thị trường rất đa dạng nên sẽ tùy thuộc vào nhà cung cấp.
SÀN GỖ TỰ NHIÊN
Sàn gỗ tự nhiên là một trong những loại ván lát sàn phổ biến và được sử dụng trong nhiều thế kỷ.
Sàn gỗ tự nhiên là gì?
Sàn gỗ tự nhiên được sản xuất bằng cách xẻ thanh ván từ một khối gỗ đặc đã qua xử lý và sấy đến độ ẩm thích hợp. Sàn gỗ tự nhiên khá đa dạng do được làm từ nhiều loại gỗ khác nhau khiến người tiêu dùng cũng cảm thấy băn khoăn khi lựa chọn.
Gỗ mềm chủ yếu là các loại gỗ rừng trồng, chúng sinh trưởng, phát triển nhanh và được thu hoạch trong vòng 7 đến 10 năm. Sàn gỗ tự nhiên làm từ các loại gỗ mềm thường có độ cứng thấp, dễ bị trầy xước và độ bền sản phẩm không cao.
Gỗ cứng chủ yếu là các loại gỗ thu hoạch từ rừng tự nhiên, chúng sinh trưởng và phát triển qua hàng chục, hàng trăm năm nên sàn gỗ tự nhiên làm từ các loại gỗ cứng có độ bền cao, hoa văn đẹp, độ chống chầy xước tốt hơn.
Tại sao sàn gỗ tự nhiên được ưa chuộng tại Việt Nam trong nhiều thập kỉ?
Sàn gỗ tự nhiên là sản phẩm đẹp, bền màu, phù hợp với nhiều công trình kiến trúc và được khá nhiều người ưa chuộng đặc biệt là giới nhà giàu.
Sàn gỗ tự nhiên có ưu điểm là có vân gỗ đẹp, đa dạng chủng loại gỗ. Một số loại gỗ quý thuộc nhóm gỗ cứng có độ bền cao và đem đến một phong cách sang trọng cho gia chủ. Chính sự hạn chế của nguồn cung hiện nay khiến cho việc sở hữu những không gian lát sàn gỗ tự nhiên càng thể hiện vị thế của người sở hữu nó.
Những bất tiện khi sử dụng sàn gỗ tự nhiên là gì?
Một hạn chế chung của các loại sàn gỗ tự nhiên là kích thước thanh ván sàn thường nhỏ và ngắn, yếu tố này tác động chủ yếu bởi tính đồng đều thấp của vật liệu, thanh ván sàn càng rộng và dài thì nguy cơ cong vênh, co ngót càng nhiều.
Với khí hậu bốn mùa thay đổi như Miền Bắc nước ta, việc sử dụng sàn gỗ tự nhiên thường gặp nhiều bất tiện như mùa hanh khô thì sàn bị co ngót hở khe khá nhiều, ngược lại mùa nồm ẩm thì sàn bị giãn nở dẫn đến phồng sàn.
Ưu điểm của sàn gỗ tự nhiên
– Phong cách sang trọng, đẳng cấp, quý phái.
– Thường được làm từ những loại gỗ quý thuộc nhóm I nên dùng càng lâu thì lên màu càng đẹp.
– Tuổi thọ gỗ tự nhiên cao và thời gian sử dụng lâu.
– Khả năng chịu lực, chịu ẩm, nước khá tốt.
Nhược điểm của sàn gỗ tự nhiên
– Được làm từ gỗ tự nhiên nên giá thành cao và có xu thế tăng. Sàn gỗ tự nhiên bản tiêu chuẩn thường có giá từ 900.000đ/m2 (gỗ Căm Xe) đến gần 2tr/m2 (gỗ Hương).
– Dễ bị cong vênh, co ngót, giãn nở theo mùa.
– Ít đa dạng và kém đồng đều về màu sắc.
– Chất lượng sản phẩm không ổn định phụ thuộc vào nhà cung cấp.
– Kích thước càng lớn thì giá thành càng cao và tính ổn định càng thấp.
– Khó đáp ứng được khối lượng lớn trong thời gian ngắn.
SÀN GỖ KỸ THUẬT
Sàn gỗ kỹ thuật được sản xuất như thế nào?
Sàn gỗ kỹ thuật sử dụng một lớp mỏng 2-6mm của một loại gỗ tốt liên kết với nhiều lớp gỗ mềm bên dưới. Sàn gỗ kỹ thuật được gia tăng tính ổn định bằng cách xếp các lớp gỗ mềm theo kiểu ngang dọc.
Sàn gỗ kỹ thuật đã phổ biến tại Việt Nam chưa?
Sàn gỗ kỹ thuật rất phổ biến ở Châu Âu và ngày càng được sử dụng nhiều ở Bắc Mỹ là những nơi có khí hậu ôn đới – độ ẩm không khí thấp. Sàn gỗ kỹ thuật cũng đã xuất hiện ở thị trường Việt Nam trong vài năm gần đây tuy nhiên do giá thành tương đối cao so với sàn gỗ công nghiệp nên nó chủ yếu được sử dụng tại một số dự án, nơi cần bề mặt hoàn thiện như gỗ tự nhiên và kết cấu ổn định.
Những nguy cơ khi lắp sàn gỗ kỹ thuật tại Việt Nam?
Với hạn chế của các lớp gỗ mềm nên sản phẩm khá nhạy cảm với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, sàn gỗ kỹ thuật tiềm ẩn nhiều nguy cơ cong vênh và bị tách lớp trong điều kiện sử dụng có độ ẩm cao và đặc biệt lớp gỗ mềm rất nhạy cảm với sự xâm hại của mối mọt.
Hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện một dòng sàn gỗ kĩ thuật chất lượng cao, lớp cốt gỗ được ép chịu nước nên tính ổn định tốt và hạn chế tối đa co ngót cong vênh. Dòng sản phẩm này thường được sản xuất và nhập khẩu từ các nhà máy nước ngoài và có giá thành khá cao.
>> Tham khảo Sàn gỗ Kĩ thuật Wood’Ali
Ưu điểm của sàn gỗ kỹ thuật
– Tính ổn định cao hơn gỗ tự nhiên.
– Giá thành rẻ hơn gỗ tự nhiên, ở mức từ 600.000đ/m2 tới 1.200.000đ/m2. Đối với sản phẩm nhập khẩu cao cấp, giá thành thường trên 2.000.000đ/m2 tùy quy cách và nhà cung cấp.
– Đáp ứng được khối lượng lớn.
– Bề mặt sản phẩm giống gỗ tự nhiên.
Nhược điểm của sàn gỗ kỹ thuật
– Chỉ có lớp bề mặt là gỗ cứng tự nhiên, còn lại là lớp gỗ plywood.
– Tuổi thọ sản phẩm không cao.
– Nguy cơ mối mọt cao hơn gỗ tự nhiên.
SÀN GỖ CÔNG NGHIỆP
Sàn gỗ công nghiệp được sản xuất như thế nào?
Sàn gỗ công nghiệp được sản xuất từ bột gỗ kết hợp với keo kết dính và thường được cấu tạo bởi 4 lớp chính:
- Lớp bề mặt là một loại nhựa melamine trong suốt có độ cứng cao và khả năng kháng nước.
- Lớp thứ hai là một lớp in vân gỗ theo ý đồ và màu sắc mong muốn.
- Lớp cốt chính của ván sàn là gỗ ép HDF.
- Dưới cùng là lớp plastic ngăn ẩm.
Tại sao sàn gỗ công nghiệp rất phổ biến trong thời gian gần đây?
Sàn gỗ công nghiệp có khá nhiều ưu điểm do là một sản phẩm có tính công nghệ kết hợp lợi thế của nhiều vật liệu khác nhau.
Trước tiên là lớp bề mặt melanine có độ cứng cao tạo cho sàn gỗ công nghiệp có khả năng chống trầy xước tốt, đồng thời lớp melanine cũng giúp ổn định bề mặt, chống phai màu và tác dụng của hóa chất. Lớp in hoa văn vân gỗ là một lợi thế để các nhà sản xuất có thể tạo ra được vô số các loại vân gỗ khác nhau.
Chính những yếu tố trên khiến sàn công nghiệp có giá thành tương đối rẻ, màu sắc và hoa văn đa dạng rất phù hợp với những nước đang phát triển như Việt Nam.
Sàn công nghiệp rất đa dạng về mẫu mã
Nguyên nhân nào khiến sàn gỗ công nghiệp không được bền sang?
Trước tiên, họa tiết vân gỗ mà chúng ta nhìn thấy là hoa văn nhân tạo, do vậy vẫn bộc lộ là một sản phẩm công nghiệp, vân gỗ có tính lặp lại và không có được vẻ đẹp của gỗ tự nhiên.
Gỗ HDF là thành phần chính của sàn gỗ công nghiệp, mặc dù có được tính đồng nhất vật liệu cao song vật liệu HDF được làm từ các sợi gỗ đã bị cắt ngắn (mùn cưa) nên thiếu tính dẻo dai và kháng ẩm. Đây cũng là lý do chính giải thích tại sao gỗ HDF hay sàn gỗ công nghiệp rất dễ bị phá vỡ cấu trúc khi gặp độ ẩm cao.
Sàn gỗ công nghiệp rất nhạy cảm với nước, hơi ẩm; rất dễ bị cong vênh, giãn nở theo mùa vụ và tuổi thọ của sàn gỗ công nghiệp thường không cao trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm ướt ở Việt Nam.
Ngoài ra, mặc dù lớp melanine bề mặt có độ cứng cao nhưng nó rất mỏng nên một khi bị xước sẽ bị lộ chất liệu HDF phía dưới ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ của sàn. Những nơi có mật độ đi lại cao, bề mặt sàn gỗ công nghiệp rất nhanh bị mài mòn và không thể khắc phục tại vị trí này.
Ưu điểm của sàn gỗ công nghiệp
– Phong cách hiện đại, trẻ trung đa dạng màu sắc và vân gỗ phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng.
– Giá thành rẻ, chỉ từ 200.000đ/m2, nhiều loại có xuất xứ Châu Âu thì giá thành có thể đến 800.000đ/m2 hoặc cao hơn.
– Khả năng chống chầy xước tốt.
Nhược điểm của sàn gỗ công nghiệp
– Khả năng chịu ẩm kém.
– Không khắc phục được nếu bề mặt sản phẩm bị mài mòn.
– Vật liệu công nghiệp, hoa văn thiếu tự nhiên, sản phẩm không sang trọng.
– Tuổi thọ sản phẩm ngắn.
SÀN TRE
Sàn tre là gì?
Từ hai thập kỷ gần đây, sàn tre được phát triển và đang trở thành một loại ván sàn phổ biến thay thế cho sàn gỗ tự nhiên truyền thống vì nó có nhiều điểm tương đồng về đặc tính vật liệu và hoa văn với các loại gỗ cứng.
Nan tre có cấu trúc sợi bền vững và dẻo dai hơn bất cứ loại gỗ cứng nào, được ép lại với nhau bằng keo kết dính cho ra một vật liệu có độ đồng đều cao và có nhiều tính tăng kỹ thuật tương tự gỗ cứng tự nhiên.
3 nhóm sản phẩm Sàn tre Ali
Sàn tre được sản xuất như thế nào?
Hiện tại có hai công nghệ để tạo ra tấm ván lát sàn tre:
Thứ nhất là công nghệ ép nan, tức là các nan tre sau khi xử lý luộc, hấp và sấy khô đạt đến độ ẩm thích hợp được bào 4 mặt, tráng keo và ghép với nhau trên máy ép thủy thực. Sản phẩm này được gọi là sàn tre ép nan (ép ngang hoặc ép nghiêng), chúng giữ được hoa văn đặc trưng của vật liệu tre là những mấu đốt tre phân bố tự nhiên nên có dáng vẻ mộc mạc gần gũi thiên thiên.
Thứ hai là công nghệ ép khối, các nan tre cũng xử lý tương tự như công đoạn ép nan, được đập dập trước khi nhúng keo và ép lại với nhau bằng máy ép áp lực cao (trên 2500 tấn) tạo thành khối đặc, từ đó được xẻ thành ván và đánh mộng tạo ra sàn tre.
Sàn tre ép khối có độ cứng cao hơn bất cứ loại gỗ cứng nào, đạt tới 3.000 ~ 5.000Psi theo thang độ cứng Janka. Dưới áp lực cao, sợi tre bị biến dạng và tạo thành một dạng họa tiết tương tự gỗ cứng tự nhiên mà bạn khó có thể nhận ra đây là vật liệu tre khi lần đầu tiếp xúc.
Do được chế biến bằng phương pháp công nghiệp tiên tiến bằng cách ghép các nan tre nhỏ với nhau, ván sàn tre có ưu điểm vượt trội sàn gỗ tự nhiên là có thể làm được thanh ván sàn rộng và dài hơn mà vẫn đảm bảo tính ổn định của vật liệu.
☛ Xem thêm: Chi tiết về từng mẫu sàn tre thương hiệu Bamboo’Ali
Ưu điểm của sàn tre
– Phong cách sang trọng, thanh lịch, đẳng cấp phù hợp với mọi không gian.
– An toàn cho người sử dụng và thân thiện môi trường.
– Vật liệu tự nhiên độ bền cao, ít bị co ngót, cong vênh theo thời gian.
– Đa dạng về mẫu mã, họa tiết, màu sắc.
– Đáp ứng được khối lượng lớn với chất lượng đồng đều cao trong thời gian ngắn.
Nhược điểm của sàn tre
– Do được làm từ tre tự nhiên nên giá thành khá cao so với sàn công nghiệp. Sàn tre có giá từ 710.000đ/m2 đến 1.500.000đ/m2.
– Khả năng chống chầy xước bề mặt tương tự gỗ tự nhiên và kém hơn sàn gỗ công nghiệp.
Có thể bạn quan tâm: ý kiến của một số khách hàng và chuyên gia đã sử dụng sàn tre.